Mục tiêu và Thành tựu Ủy_hội_châu_Âu

Quốc kỳ Nhật Bản trước Ủy hội châu Âu sau Động đất và sóng thần Tōhoku 2011

Điều 1(a) của Quy chế nói rằng "Mục tiêu của Ủy hội châu Âu là là đạt được một sự thống nhất lớn hơn giữa các thành viên của mình nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện những lý tưởng và nguyên tắc là di sản chung, và tạo điều kiện cho sự tiến bộ kinh tế và xã hội". Do đó, chức hội viên được mở cho tất cả các nước châu Âu muốn tìm kiếm việc hội nhập châu Âu, chấp nhận các nguyên tắc pháp quyền và có khả năng cùng sẵn sàng bảo đảm dân chủ, các nhân quyền cơ bản và các quyền tự do.

Trong khi các nước thành viên của Liên minh châu Âu chuyển giao quyền hành pháp và lập pháp cho Ủy ban châu ÂuNghị viện châu Âu trong các lĩnh vực chuyên biệt theo luật Cộng đồng châu Âu, thì các nước thành viên của Ủy hội châu Âu vẫn giữ chủ quyền của họ, nhưng tự cam kết thông qua các công ước (tức là công pháp quốc tế) và hợp tác trên cơ sở các giá trị chung và quyết định chính trị chung. Những công ước và các quyết định đó được triển khai bởi các nước thành viên làm việc cùng nhau tại Ủy hội châu Âu, trong khi luật thứ yếu của Cộng đồng châu Âu được lập ra bởi các cơ quan của Liên minh châu Âu.

Cả hai tổ chức hoạt động như những vòng tròn đồng tâm quanh các nền tảng chung cho việc hội nhập châu Âu, trong đó Ủy hội châu Âu hoạt động ở khu vực địa lý rộng hơn. Liên minh châu Âu có thể được xem như hoạt động ở khu vực địa lý nhỏ hơn, với mức độ hội nhập cao hơn thông qua việc chuyển giao các quyền lực từ cấp quốc gia cho cấp Liên minh châu Âu. Là một phần của công pháp quốc tế, các công ước của Ủy hội châu Âu cũng có thể được mở để ký với các quốc gia không là thành viên để tạo điều kiện cho việc hợp tác bình đẳng với các nước ngoài châu Âu (xem chương bên dưới).

Thành tựu nổi tiếng nhất của Ủy hội châu Âu là Công ước châu Âu về Nhân quyền, được chấp nhận năm 1950 theo một báo cáo của Hội đồng nghị viện của Ủy hội châu Âu. Công ước này lập ra Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg. Toà án này giám sát việc tuân thủ Công ước châu Âu về Nhân quyền và do đó có chức năng như là tòa án cao nhất châu Âu về nhân quyền và tự do cơ bản. Nếu một người châu Âu cho rằng các quyền cơ bản của mình bị một nước thành viên vi phạm, thì họ có thể kiện nước thành viên đó trước tòa án này.

Các hoạt động rộng rãi và các thành tựu của Ủy hội châu Âu có thể được tìm thấy trong từng chi tiết trên trang web chính thức của Ủy hội. Tóm lại, Ủy hội châu Âu làm việc trong các lĩnh vực sau:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ủy_hội_châu_Âu http://www.coe.am/ http://www.mipim.com/App/homepage.cfm?appname=1005... http://www.lalsace.fr/fr/france-monde/article/3340... http://assembly.coe.int/Sessions/2006/speeches/200... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheNo... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://www.coe.int